Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Ngoại giao Việt Nam trước thách thức

Ngoại giao Việt Nam trước thách thức

Hôm nay, 28/8/2017, là ngày kỷ niệm lần thứ 72 ngày Truyền thống của toàn ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2017). 

Đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu về hơn bảy thập kỷ hoạt động của ngành. Blog này thấy không cần nhắc lại hoặc post lên những bài viết đó vì đơn giản là nhiều người trong chúng ta đã đọc ở đâu đó...

Gần đây, trước nhiều khó khăn và thách thức mới xuất hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến chuyển sâu sắc sau khi nước My có tổng thống mới, sau những bước đi ngạo mạn theo hướng bắt nạt và làm sự đã rồi của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như một số vụ việc mới liên quan đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở trong nước, sự cố Trịnh Xuân Thanh khiến nước Đức đang có những bước đi có thể làm cho VN khó khăn trên trường quốc tế... , trên các cơ quan truyền thông báo chí cũng như trên mạng có những quan điểm và bình luận trái chiều nhau về quan hệ quốc tế của VN, về chính sách đối ngoại của VN. Điều khác nhau trong dư luận là bình thường, hãy làm quen dần. Tốt nhất là hãy viết, hãy đưa ra quan điểm và cách nhìn nhận của mình để làm rõ hơn về hoạt động đối ngoại, về nền ngoại giao VN.

Trên tinh thần đó, xin giới thiệu một bài viết mới của một vị luật sư, ông Nguyễn Văn Thân, viết về đề tài ngoại giao Việt Nam. Bài viết là quan điểm riêng của tác giả, chủ blog tôi xin đăng nguyên văn để mọi người đọc tham khảo.

Vệ Nhi

------


THÁCH THỨC CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP

Tác giả: Ls Nguyễn Văn Thân



Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông. Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ''gã miệng thối''. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc.

Chỉ có Singapore là còn có quan điểm và lập trường nhất quán về Biển Đông nên đã bị Trung Quốc trừng phạt và không nhận được thiệp mời tham dự diễn đàn Đới Lộ của Tập Cận Bình. Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đơn thương độc mã tại Manila tìm đồng minh tiếp ứng. Phải vất vả lắm ASEAN mới ra được một thông cáo chung với những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng vì sợ làm phật lòng "người anh cả". Thế mà Vương Nghị cũng quyết định hủy bỏ phiên họp chính thức mà chỉ ''họp đứng'' trong hành lang với Phạm Bình Minh để dạy cho đàn em một bài học.

Thật ra, Việt Nam đã đi một bước ngoại giao khá dài từ khi chập chững bước chân vào thế giới ngoại giao làm thành viên ASEAN từ năm 1995. Về dân số, Việt Nam đứng hàng thứ ba trong khối ASEAN với 95 triệu dân sau Nam Dương (255 triệu) và Phi Luật Tân (102 triệu). Nhưng GDP lại đứng thứ sáu sau Nam Dương, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với toàn khối ASEAN ngày càng tăng. Tổng thư ký ASEAN hiện này là người Việt Nam tên là Lê Lương Minh - một nhà ngoại giao kỳ cựu. Ông bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 1/1/2013 và sẽ chấm dứt vài cuối năm nay. Vào năm 2015, phát ngôn nhân ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói thẳng rằng ông Lê Lương Minh đã có những phát biểu không phù hợp với vai trò Tổng Thư Ký ASEAN và khuyến cáo ông Minh là đừng ''mượn việc công để làm việc riêng''.

Một vấn đề khác mà Việt Nam phải đấu tranh và đấu trí với Bắc Kinh là Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC. Trung Quốc không muốn COC có giá trị pháp lý ràng buộc. Như vậy thì COC chỉ để làm kiểng như Tuyên Bố Ứng Xử DOC hiện nay. Có nghĩa là một mặt Bắc Kinh muốn cho thế giới thấy bộ mặt hòa nhã sẵn sàng thỏa hiệp với đối tác nhưng thực chất họ vẫn muốn làm gì thì làm và hành động theo tư duy ''nước lớn''. Nạn nhân bị thiệt thòi nhất của chính sách này chắc chắn sẽ là Việt Nam.

Năm nay ASEAN vừa đúng 50 tuổi. Sinh hoạt của ASEAN dựa trên hai nguyên tắc căn bản là đồng thuận và không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Về mặt tích cực thì các nguyên tắc này đã giúp thành viên trong khối có phương tiện trao đổi và hợp tác với nhau, duy trì và phát triển toàn khối như là một thực thể cộng đồng. Nhưng về mặt đối ngoại và đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN không có hoặc thiếu hiệu quả và dễ dàng bị chia rẽ vì mâu thuẫn quyền lợi đối ngoại của từng thành viên.

Thách thức thứ hai cho Việt Nam là sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mà Tổng Thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy. Quyết định chiến lược của Việt Nam là theo đuổi chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa để đối trọng với sức ép kinh tế, an ninh và chiến lược từ Trung Quốc. Ít nhất là về mặt kinh tế, Việt Nam đã mở cửa hội nhập toàn diện. Trong tháng 5 năm 2015, Việt Nam ký Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Hàn Quốc xóa bỏ hơn 90% các loại thuế quan trong đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm có nông sản, hàng dệt và đồ gỗ sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường Hàn Quốc. Ngược lại, Việt Nam cắt giảm thuế đối với những mặt hàng công nghiệp từ Hàn quốc như nguyên phụ liệu dệt mai, linh kiện điện tử, phụ tùng xe hơi và điện gia dụng.

Từ ngày 31/12/2015, Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN có dân số trên 600 triệu và GDP gần 3,000 tỷ Mỹ kim. Có nghĩa là hầu như toàn bộ thuế quan trong khối ASEAN đã được tháo dỡ tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ luân chuyển tự do theo mô hình thị trường chung của Liên Âu. Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách thức to lớn. Một mặt thì doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội ''nam tiến'' từ sông nhỏ vươn ra biển lớn, xâm nhập thị trường tương đối khá giả trong khu vực. Mặt khác phải chịu áp lực cạnh tranh. Với một thể chế độc quyền đảng trị là nguyên nhân chính đẻ ra nạn tham nhũng dẫn đến năng suất lao động thấp không có năng lực cạnh tranh, sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị nuốt chửng ngay trên sân nhà.

Theo dự đoán của một số chuyên gia thì Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với ước lượng là GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11% và xuất khẩu 28% trong một thập niên. TPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn cao đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách sâu rộng gồm có tôn trọng các quyền lao động gồm có tự do thành lập nghiệp đoàn và thương lượng tập thể theo đúng quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO. TPP cũng đòi hỏi thành viên theo đuổi các chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thực thi minh bạch, trong sạch hóa hệ thống công quyền để chống tham nhũng. 

Bây giờ thì Trump đã rút Mỹ khỏi TPP. Nhật đang cố cứu sống và biến nó thành TPP-11. Nhưng Hà Nội không muốn tiến hành cải cách theo cam kết mà không có thị trường của Mỹ. Trước mắt, cơ hội Việt Nam tiến hành với TPP-11 vẫn còn khá bấp bênh.

Vào tháng 12 năm 2015, Việt Nam cũng đã ký Hiệp Định Thương Mại Tự do với Liên Âu (EVFTA). Hai bên muốn thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn trước năm 2018. Nhưng EVFTA đòi hỏi Quốc Hội của cả 27 thành viên Liên Âu phải phê chuẩn. Chỉ cần một trong số này phủ quyết là sẽ không thành. Đã thế Hà Nội lại còn chọc giận Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. EVFTA vẫn còn là một chặng đường xa vời.

Nhưng có lẽ thách thức ngoại giao nặng nề nhất đối với Việt Nam là vấn đề nhân quyền. Báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế là những bản cáo trạng tồi tệ dành cho chế độ. Không chỉ phản cảm đối với các quốc gia tự do, văn minh và tiến bộ, đàn áp nhân quyền là nguyên nhân chính tạo ra sự chống đối và tẩy chay của đại đa số người Việt hải ngoại. Ngoài những trường hợp người ta đi về Việt Nam thăm gia đình,không có doanh nhân có khả năng hoặc nhân tài, trí thức nào muốn quay về sống và làm việc trong một môi trường xã hội đầy rẫy hình thức bôi trơn và lươn lẹo.

Chính sách ngoại giao đa phương hóa của Việt Nam đã bắt đầu từ thời kỳ Đổi Mới vào năm 1986 nhưng được đẩy mạnh sau khi Phạm Bình Minh trở thành ngoại trưởng vào năm 2011. Phạm Bình Minh là con trai út của Nguyễn Cơ Thạch, Ngoại Trưởng Việt Nam từ 1980 đến 1991. Tên thật của ông Thạch là Phạm Văn Cương. Ông phục vụ trong quân đội và từng là thư ký của Võ Nguyên Giáp trước khi chuyển qua ngành ngoại giao. Ông được biết tới như là ngoại trưởng giải vây lèo lái để đưa Việt Nam thoát khỏi vũng lầy Cam Bốt và lót đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ. Nguyễn Cơ Thạch được cho là người chống Trung Quốc và vì vậy ông đã bị loại khỏi Bộ Chính Trị sau Hội Nghị Thành Đô vào năm 1990.

Phạm Bình Minh sinh năm 1959 tại Nam Định. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Giao (nay là Học Viện Ngoại Giao Việt Nam) vào năm 1981 và sau đó lấy bằng thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Đại Học Fletcher Tufts, Hoa Kỳ. Ông trở thành Phó Thủ tướng vào năm 2013 và Ủy viên Bộ Chính trị từ ngày 27/1/2016. Phạm Bình Minh nổi bật với ''ánh mắt nảy lửa'' khi đón tiếp Dương Khiết Trì tại Hà Nội sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và cái ''bắt tay đĩnh đạc'' với Vương Nghị tại Manila trong đầu tháng 8 vừa qua sau khi nhà ngoại giao Vương hủy phiên họp chính thức với ông Minh để ''dạy cho Việt Nam một bài học''. Không biết trong thâm tâm ông thế nào nhưng ít ra qua cử chỉ và thần sắc thì có thể đoán Phạm Bình Minh không thuộc hạng người quỵ lụy hoặc khiếp nhược trước Trung Quốc.

Trong Bộ Chính Trị hiện nay thì có 3 người thông thạo tiếng Anh. Phạm Bình Minh (Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao), Hoàng Trung Hải (Bí thư thành ủy Hà Nội) và Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư thành phố Hồ Chí Minh). Ông Minh có thể được coi là đứng hàng thứ sáu sau Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai ông Huynh và Quang đều đang mang bệnh không biết sống chết ra sao trong những ngày tháng tới. Nếu Nguyễn Phú Trọng giữ đúng lời hứa và thoái lui sau nửa nhiệm kỳ trong năm 2018 thì ông Minh sẽ có cơ hội lên hàng tứ trụ. Một điểm bất lợi lớn là ông cả đời làm việc trong bộ ngoại giao nên không có điều kiện tạo dựng phe cánh. Ông cũng không đủ ma mãnh như Nguyễn Phú Trọng để mong leo lên được ghế tổng bí thư.

Phạm Bình Minh có quan hệ tốt với quan chức Hoa Kỳ và có công sau hậu trường dàn xếp cho Nguyễn Phú Trọng thực hành chuyến công du lịch sử đến Mỹ vào tháng 7 năm 2015 cũng như chuyến viếng thăm đáp lễ đến Việt Nam của Tổng thống Obama vào năm 2016. Khi bắt đầu nhận chức ngoại trưởng, ông đã tham dự cuộc phỏng vấn với Hội Đồng Ngoại Giao Mỹ (Council on Foreign Relations) vào năm 2011 và một buổi sinh hoạt tương tự với Tổ Chức Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS vào năm 2013. 

Ngoài ra, theo ký giả Greg Rushford, ông Minh đã quyết định cho CSIS hơn 450,000 đô Mỹ từ năm 2012 để tổ chức các buổi hội thảo quốc tế về Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam. Trong cương vị là nhà bảo trợ, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam có tiếng nói về nội dung và thành phần diễn giả của các buổi hội thảo này. Và đề tài nhân quyền tại Việt Nam luôn được tránh né. 

Trước đây Nguyễn Cơ thạch đã từng dạy con rằng "trong ngành ngoại giao, cái nào không nói được thì đừng nói. Cái nào nói được thì nói tới cùng".Phạm Bình Kinh đã nâng cấp lên thành "cái nào nói được thì nói. Cái nào không nói được thì dùng tiền thuế của dân để mua sự im lặng của dư luận quốc tế".

Dù sao đi nữa, so với tư duy rừng rú của ban tuyên giáo hoặc bộ công an thì nhà ngoại giao Phạm Bình Minh thông thoáng và đỡ hơn nhiều vì ông có cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh và hiểu thế nào là chuẩn mực quốc tế. 

Nhưng ông Minh cốt lỗi là một người cộng sản. Có nghĩa là ông tin vào một chủ nghĩa phi nhân bản, sử dụng dối trá và bạo lực. Do đó, những cử chỉ thể hiện qua ánh mắt nảy lửa và cái bắt tay đĩnh đạc cũng chỉ tạo ra một vài giây phút ấn tượng hoặc cảm hứng, phấn khích nhất thời. Không có dấu hiệu gì cho thấy ông có thể trở thành một Gorbachev của Việt Nam hoặc có tư duy đột phá có đủ khả năng và tâm huyết đặt quyền lợi của tổ quốc trên quyền cai trị độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ls Nguyễn Văn Thân


 

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Kẹt xe "mãn tính"

Kẹt xe "mãn tính"

Đang ở trong Sài Gòn - TpHCM, cũng hay ra đường phố nên nạn kẹt xe là một hình ảnh quá quen thuộc với mình. 

Sáng chủ nhật search mạng thấy trên "Sống Mới online" có phóng sự ảnh khá sinh động về việc tắc đường (mà người Sài Gòn gọi là kẹt xe). 

Xin phép tác giả đưa về trang nhà để cùng chia sẻ với mọi người về một vấn nạn. Có thể thêm là căn bệnh kinh niên và mãn tính khó chữa này ở các đô thị lớn nước ta luôn gặp phải do sự quản lý và điều hành kém cỏi...

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh

* Đầu đề Entry là của trang blog; đầu đề bài dưới đây là trong nguyên văn của tác giả.


------


Tắc đường: “đặc sản” đất Sài Thành

Người ta biết đến Sài Gòn vốn chỉ với hai mùa mưa nắng. Thế nhưng những ai đang sống ở đây đều phải công nhận rằng, Sài Gòn lại còn có thêm cả mùa “kẹt xe”. Mùa này đặc biệt lắm, vì nó không chỉ diễn ra trong vài tháng như mấy cơn mưa hay những đợt nắng gắt, mà kéo dài hằng ngày hằng giờ như một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi.     


Sài Gòn cũng có “biển”, nhưng là “biển” xe

Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM, đây là địa phương có số lượng phương tiện giao thông cao nhất nước với hơn 7,6 triệu xe các loại. Kẹt xe tăng đột biến có nhiều nguyên nhân, không chỉ do số lượng phương tiện tăng quá cao, mà còn vì nhiều công trình thi công mở rộng vòng xoay, cầu vượt… làm thu hẹp diện tích giao thông góp phần gây kẹt xe.
Tình trạng tắc đường, kẹt xe vốn không còn trở nên xa lạ với bất kì người dân nào, đặc biệt vào những giờ cao điểm như buổi sáng hay chiều muộn. Xe hai bánh, xe bốn bánh chen chúc trên từng con phố, những cái lắc đầu ngao ngán, tiếng còi xe, tiếng hối thúc là những hình ảnh và âm thanh hầu như xuất hiện trên khắp mọi nẻo đường. Đôi khi phải mất đến vài giờ đồng hồ mới có thể “thoát nạn” thành công.  


Vào những giờ tan tầm, dòng xe đông đúc khiến ai nấy đều không khỏi ngán ngẩm
Mặc cho công sức điều tiết giao thông gia tăng nhưng tình trạng không mấy khả quan hơn


Ai nấy đều muốn chạy về nhà thật nhanh để nghỉ ngơi, cùng với sự thiếu kiên nhẫn và nhường nhịn lẫn nhau nên cuối cùng tất cả chẳng thể nhích được thêm tấc nào. Cô Hoa - một người dân sống trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – cho hay: “Cứ vào tầm 12 giờ trưa rồi 6, 7 giờ tối là đường này kẹt dữ dội lắm, vài tiếng vẫn chưa thấy thông thoáng. Khói bụi mù mịt mà cô đứng đó vài phút đã chịu không nổi, đằng này người ta phải chen lấn như vậy sao mà khổ quá!” Thời gian gần đây, không chỉ những tuyến đường “nóng” mà ngay cả những đoạn đường thông thoáng lúc trước cũng rơi vào ùn tắc. Tần suất kẹt xe ngày càng nhiều hơn và có thể vào bất kì thời gian nào trong ngày. 


Đoạn đường Võ Thị Sáu hướng ra Công trường Dân chủ luôn ùn tắc giờ vào làm và tan  tầm


Nhiều hướng đi khác nhau khiến dòng xe càng thêm hỗn loạn


Đặc biệt vào những dịp như Giáng sinh, Giao thừa, các ngày lễ Quốc tế Phụ nữ, Valentine… tình trạng kẹt xe còn trầm trọng hơn, đặc biệt vào buổi tối. Những ngày mưa lớn như gần đây cũng là thời điểm mà ùn tắc đường diễn ra vô cùng thường xuyên. Vừa phải vất vả vượt qua những đoạn đường trơn trợt, lại vừa phải tìm cách thoát khỏi dòng xe chật kín khiến cho hành trình về được đến nhà cực kì gian nan. 


Khoảnh khắc hiếm hoi ở một con đường vốn ken đặc xe cộ lúc tan tầm


Kẹt xe không chỉ là câu chuyện về sự mệt mỏi…

Đôi khi, kẹt xe tắc đường không chỉ là câu chuyện dài ngán ngẩm gây bực dọc hay khó chịu. Vì với một số người “đặc biệt”, đôi khi món “đặc sản” kẹt xe lại để lại dư vị rất riêng. Một bác xe ôm ở khu vực gần nhà thờ Đức Bà với thâm niên ngót nghét gần 10 năm tâm sự: “Nhìn dòng xe đông đúc, đôi khi chen chúc vậy chứ cũng vui lắm. Vì bác ở có một mình, giờ thấy xung quanh mình nhiều người quá tự nhiên cũng ấm lòng, cũng bớt cô đơn.”


Bức ảnh từng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Không gây nhiều sự tức giận mà trái lại, nhiều người còn tỏ vẻ thích thú vì người phụ nữ dám “ngược dòng dư luận” này


Vậy là trong cái mệt mỏi, bức xúc của số đông, vẫn có những người “lạc quan” tìm niềm vui sống trong dòng người ùn tắc. Giờ sống ở thành phố lớn, gặp chuyện kẹt xe giống như “sống chung với lũ” vậy thôi!

Linh Linh

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Về năng lượng mới cứu nguy nhân loại

Về năng lượng mới cứu nguy nhân loại

Hôm trước blog tôi có đăng bài "Nhiệt điện đã hết thời, điện mặt trời lên ngôi" --->>> tại đường Link sau: (http://vinhnv43.blogspot.com/2017/08/nhiet-ien-het-thoi-ien-mat-troi-se-len.html );
 nay thấy một bài viết mới rất hay về chủ đề "ưu việt của nguồn năng lượng từ gío và mặt trời", xin phép tác giả đưa về đây để bà con và bạn bè đọc tham khảo thêm.

Nguyễn Vĩnh Blog

Tại bài nguyên gốc guair trong thư email có nhiều ảnh, sơ đồ, bảng biểu..., nhưng khi tải về hình ảnh đã không đưa lên được blog này, xin tác giả bạn đọc thông cảm.

 -----


Ánh sáng mặt trời và gió: Nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu

Phạm Phan Long
Viet Ecology Foundation
California, tháng 8/2017

Năng lượng tái tạo từ gió và ánh sáng mặt trời đã nhanh chóng vượt qua các nguồn năng lượng hóa thạch, hạt nhân và cả thủy điện vì hiệu quả kinh tế cao và phát thải thấp. Bài này trình bày về hiện tượng biến đổi khí hậu và so sánh các nguồn năng lượng qua yếu tố y tế, môi sinh và kinh tế để kết luận: Ánh sáng mặt trời và gió là hai nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Bài này tóm lược báo cáo đánh gía khoa học Fifth Assessment Report (AR5) của tổ chức Intergorvernmental Panel for Climate Change (IPCC), Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (BĐKH) dưới nhiều kịch bản phát triển khác nhau. Báo cáo AR5 không do “bên này hay bên kia” làm theo khuynh hướng “bên mình” mà là báo cáo từ LHQ, nên có độ tin cậy khoa học khách quan. IPCC tích lũy công trình của hàng ngàn khoa học gia độc lập có thẩm quyền, chọn lọc từ 195 quốc gia cộng tác thực hiện và cập nhật liên tục từ năm 1988. Tường trình khoa học IPCC rất thận trọng, báo cáo cho từng kịch bản khác nhau cùng với độ tin cậy (cũng là độ ngờ vực) để lãnh đạo các nước dựa vào lập ra quy hoạch và hợp tác đối phó. IPCC tự giới hạn, không đề nghị dự thảo chính sách, giữ tư cách độc lập và yêu cầu các nước thành viên tôn trọng cương vị của họ.

Có một số tác giả và khoa học gia kể cả trong cộng đồng Việt còn ngờ vực kết luận, dữ kiện và cơ sở khoa học về biến đổi khí hậu (BĐKH) và thậm chí phản đối cả hiệp định khí hậu Paris (“HĐ Paris”). Dẫn giải sau đây từ IPCC giúp phần nào trả lời những ngờ vực đó. Tuy tác giả đã thận trọng chọn lựa những nguồn thông tin phụ khác, dựa theo tiêu chuẩn khách quan và tin cậy, nhưng tác giả không cho đây là những kết luận tuyệt đối. Phải tiếp tục theo dõi và tìm hiểu như IPCC, vì khí hậu địa cầu là sự việc vô cùng phức tạp, liên tục biến đổi nên cần cập nhật và điều chỉnh.

Theo tài liệu Chasing the Coral, công trình thám hiểm đáy biển đầy gian nan của các nhà nghiên cứu khí hậu, các rạn san hô, mất hàng trăm năm để hình thành, đây là nơi sinh vật biển sinh sôi và trú ngụ trong tình trạng mong manh. Thực vậy, rạn san hô sẽ bị bạch hóa (bleaching, white syndrome) và tiêu hủy trong vòng vài tháng nếu biển tăng nhiệt độ lên 2◦ C. Theo báo cáo trên tạp chí khoa học uy tín Nature các nhà khoa học vẫn cảnh giác cần phải giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5◦C. Theo báo cáo AR5 của IPCC ghi nhận, khí hậu và môi trường đã biến đổi như sau:
  • Nước biển đã dâng lên 180 mm từ năm 1900 đến năm 2000 (Hình 1).
  • Nhiệt độ trung bình năm của biển và đất liền đã tăng lên 1 độ Celcius trong vòng 10 năm gần đây (Hình 2).
  • Hàm lượng (CO2) carbon dioxide, khí thải gây hâm nóng địa cầu nhiều nhất, đã tăng từ 310 ppm (phần triệu) năm 1960 lên 390 ppm năm 2011.
  • Khí CO2 cũng làm giảm độ pH của các đại dương từ 8,10 năm 1990 xuống 8,07 năm 2010.
Nếu không làm gì, nước biển sẽ bị acid hóa, tác động vào sự hủy hoại san hô và sinh vật sống nhờ ở đó, tác động này chồng lên tác động hâm nóng. Do đó, việc giảm khí thải CO2 để địa cầu chậm hâm nóng và chậm acid hóa theo HĐ Paris là cấp thiết, không thể chờ 100 năm mà nhân loại cần hành động từ bây giờ để chuyển hướng biến đổi khí hậu và môi sinh trong thập niên này.


Hình 1: Biến đổi cao độ mặt biển trung bình


Hình 2: Biến đổi nhiệt độ trung bình của địa cầu


Theo báo cáo của IPCC (Hình 4) và National Renewable Energy Laboratory (NREL, Hình 5), nhiên liệu hóa thạch có nhiều khí thải nhất, than đá là nhiên liệu thải nhiều ô nhiễm 100 lần hơn điện mặt trời và 1000 lần hơn điện gió (Hình 3). Báo cáo của Commission for Environmental Cooperation of North America (Hình 6) so sánh các khí thải BĐKH. Khí thải từ nhiên liệu hóa thạch còn mang theo các độc tố có các chất gây ung thư như cadmium, chì, chromium, nickel, thủy ngân hay benzopyrene cần phải quan tâm vì sức khỏe cộng đồng tại các trung tâm điện than đang xây dựng. Việt Nam hầu như nhập cảng và đốt loại than non (lignite), loại than ít nhiệt năng và nhiều tro xỉ nhất.



Hình 4: Khí carbon thải ra từ các nguồn năng lượng (IPCC)

Hình 5: Khí carbon thải ra từ các nguồn năng lượng (NREL)
 
Hình 6: So sánh khí thải từ các nhiên liệu hóa thạch


Về mặt y tế cộng đồng

Theo báo cáo y học của PGS TS Julia M. Gohlke của National Institute of Environmental Health Sciences, Mỹ và các cộng sự khoa học quốc tế, sau khi sàng lọc các thống kê y tế về số thai nhi tử vong (infant morbility), tuổi thọ và hoạt động của nhiệt điện than, họ khẳng định việc sử dụng than đá đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Theo kế hoạch điện năng, Trung Quốc đã huỷ bỏ 100 dự án điện than, đầu tư 361 tỉ USD vào điện tái tạo từ 172 GW (2015) lên 300 GW vào năm 2020. Nhưng về đối ngoại, Trung Quốc (TQ) lại tài trợ, đầu tư và xuất cảng công nghệ điện than nhiều hơn họ bỏ lsang các nước chư hầu trong chiến lược kinh tế One Belt One Road (OBOR) của họ. TQ bất chấp tác động môi sinh các nơi này vì họ phải tìm cách cho công nghệ than Trung Quốc hạ cánh, giải quyết những đầu tư lầm lỡ và ứ đọng tồn kho thiết bị lỗi thời. Hơn thế nữa, họ lại ràng buộc được các nước láng giềng lệ thuộc vào ảnh hưởng tài chánh và kỹ thuật của họ, đồng thời thu hoạch lợi tức về để canh tân với điện năng tái tạo cho họ. TQ sẽ giảm số tử vong xuống vì ô nhiễm điện than giảm đi; theo luận án tiến sĩ của Koplitz thuộc Havard University, Mỹ Indonesia và Việt Nam thì ngược lại chủ yếu là dựa vào TQ và nhiệt điện than, đến năm 2030 số tử vong vì ô nhiễm điện than tại hai nước này sẽ gấp đôi và ba lần hơn cả Trung Quốc (Hình 7).    




Hình 7: Tiên liệu về số người chết sớm và chết hang năm do than tại Đông Nam Á.

Theo báo cáo của công ty tư vấn đầu tư quốc tế Lazard (Hình 7), LCOE của năng lượng tái tạo đã giảm nhanh trong thập niên qua và có hiệu quả kinh tế đủ khả năng cạnh tranh với năng lượng hóa thạch và thủy điện mà không cần trợ giá.

Về mặt kinh tế

Tính toán chi phí điện năng gồm hai khoản chi phí theo hai góc nhìn: Chi phí Sản xuất (Levelized Cost of Energy) và Chi phí Tiêu thụ (hay Chi phí ngoại biên do xã hội gánh chịu, External Cost):
  • Chi phí quy dẫn (Levelized Cost of Energy, LCOE) hay Levelized Energy Cost (LEC) là tổng số chi phí cho mỗi MWh (hay KWh) gồm có vốn đầu tư xây dựng (capital cost), chi phí hoạt động và bảo trì (O&M cost), dựa vào theo công suất hữu dụng (capacity factor) và thời gian hoạt động hữu ích (useful life). Đây là còn được hiểu là các “chi phí nội bộ” (internal cost) dưới góc nhìn kinh tế của giới đầu tư, LCOE không tính thiệt hại xã hội và các tác động môi trường.
Hình 7: LCOE Năng lượng tái tạo
Theo đơn vị USD/MWh: Ví dụ nhiệt điện than có LCOE là 57 USD/MWh hay 5,7 US Cent/kWh.

Hình 8: Chi phí quy dẫn (LCOE) năng lượng tái tạo
  • Chi phí ngoại vi (External cost) là chi phí vì thiệt hại xã hội và suy thoái môi trường, là những phí tổn về y tế, sức khỏe, tuổi thọ, và môi trường trong toàn bộ vòng đời sử dụng kể từ khai thác tài nguyên, chế biến, phân phối, sử dụng và chôn thải.
  •  
Hình 9: Tổn thất y tế (đỏ) và môi trường (xanh) do ô nhiễm từ các nguồn năng lượng khác nhau theo nghiên cứu khách quan và độc lập của Ủy ban liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (Intergorvernmental Panel on Climate Change, IPCC). 




Bảng 1 Cộ E so sánh tổng số chi phí sản xuất giữa các nguồn năng lượng, không kể trợ giá (unsubsidized) cho thấy năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) là 3,38 xu đến 4,8 xu US /Kwh là các nguồn điện ưu việt kinh tế và bền vững hơn so với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (khí đốt thiên nhiên, than đá) từ 7,4 xu đến 11,7 xu USD / Kwh.

Kết luận

Tiếp cận đề tài BĐKH tự nó là đề tài khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi trình độ kiến thức và đầu tư trí tuệ tham khảo cập nhật và chọn lọc ra cho mình kết luận độc lập. Việc này khó khăn vì thông tin báo chí và báo cáo để tranh chấp sôi nổi và gây hoang mang, thúc đẩy bởi mâu thuẫn chính trị, quyền lợi và kể cả âm mưu bằng  khoa học.

Về Hiệp Định Paris chẳng hạn, trên thực tế, để hai nước đạt thoả thuận một điều gì đã rất khó khăn; khi 195 nước cùng đồng thuận trên một Hiệp định (HĐ) như HĐ Paris là một thành quả có tính lịch sử nhân loại. Do đó phản bác một vài khuyết điểm hay đòi HĐ này phải đầy đủ chặt chẽ như khế ước vũ khí nguyên tử là không thực tế và sẽ mãi bế tắc.

Nếu phủ nhận tương quan nhân quả của khí thải carbon và BĐKH, thì vẫn còn nên xét góc nhìn nhân ái, việc cắt giảm carbon trên thế giới những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tốt, nếu cứ thế đầu tư tiếp vào để giúp những dân tộc sống trong những lưu vực bị đe dọa nặng nề nhất như Bangladesh và Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm bớt đi thảm trạng khốc liệt là một nghĩa vụ cao qúy. Cũng nên xem xét tác động của năng lượng hoá thạch lên sức khoẻ và thiệt hại kinh tế xã hội trình bày trong bài này đồng thời nhận thức đúng đắn năng lượng tái tạo là lộ trình tối ưu nhất và an toàn nhất cho nhân loại.

Ngay bây giờ, chính phủ Việt Nam cần phải chuyển đổi quy hoạch điện năng theo hướng ngưng các dự án nhiên liệu hóa thạch và phát triển các dự án năng lượng tái tạo, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư. Đó cũng là chiến lược khôn ngoan tránh đầu tư vào những công nghệ đã lỗi thời, để khỏi phải “ôm hận” vì những chi phí đắt đỏ cho xã hội và môi trường mà thế giới đã thẳng tay loại bỏ.

 Phạm Phan Long
Viet Ecology Foundation
California, tháng 8/2017

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Việt Nam & Bàn cờ thế giới hôm nay



Việt Nam & Bàn cờ thế giới hôm nay






Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho Hội thảo Mùa Hè (Summer Seminar, Budapest, Aug 31, 2017), và bài đã được đăng trên website của hội thảo này như một tài liệu tham khảo. Ngoài bản tiếng Việt, xin post cả bản tiếng Anh cũng của chính tác giả chấp bút (dành cho bạn nào quan tâm mà biết tiếng Anh tham khảo thêm).

Vệ Nhi g-th 


-----       

Viêt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định


Tác giả: Nguyễn Quang Dy


“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC) 

Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradulism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hyaton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.  

Trật tự thế giới mới  

Năm 2016 được đánh dấu bởi hiện tượng “Brexitism” (tại Anh) và Trumpism (tại Mỹ). Đó là một xu thế mới tạo ra một bước ngoặt lịch sử, và mở ra một thời kỳ mới, không chỉ đối với Anh mà cả Cộng đồng Châu Âu, không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Toàn cầu hóa đang bị thách thức bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, các giá trị và thành quả của nó đang bị phản bác. Tự do thương mại bị thay thế bởi chủ nghĩa biệt lập (như America First). Các giá trị dân chủ tự do (liberal democracy) bị thách thức, và nhân quyền bị coi nhẹ. Trật tự thế giới đang thay đổi như một số học giả đã từng cảnh báo trong cuốn “the End of History” (Francis Fukuyama) hay “the End of Power” (Moises Naim). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng hầu hết đều nhất trí là trật tự thế giới mới bất an và bất định, thậm chí “vô chính phủ” (Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016). 

 

Trong khi phương Tây và Mỹ đi xuống (falling), thì phương Đông đi lên (rising) với sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc. NATO và EU phân hóa do tác động của Brexitism & Trumpism. Sau khi Anh rút khỏi EU, Pháp cũng lao đao, còn Đức phải suy nghĩ lại về an ninh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc tranh thủ cơ hội, thách thức Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ cầm đầu, với “Giấc mộng Trung hoa” (China Dream) và bàn cờ lớn “Một Vành đai, Một Con đường” (One belt, One road). Hiện nay, bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, và Biển Đông đã trở thành những điểm nóng như “thùng thuốc súng” (powder kegs). Trước sự trỗi dậy đầy thách thức của Trung Quốc và sự rút lui của Mỹ, Nhật buộc phải tự lo cho an ninh của mình bằng cách sửa đổi  Hiến pháp (điều 9) để có thể tái vũ trang. Đây là một thay đổi rất lớn trong bức tranh địa chính trị Đông Á, có thể làm thay đổi cục diện chiến lược tại khu vực. 
Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người, thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như “thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ. 


Mỹ có thể cử biệt đội SEAL xâm nhập Pakistan để tìm diệt Osama Bin Laden (2/5/2011), và Trung Quốc cũng có thể cử các biệt đội “Săn Cáo” (Fox Hunt) sang Mỹ và các nước khác để săn lùng các quan chức tham nhũng của họ đang lẩn trốn. Nhưng Việt Nam không phải là Mỹ hay Trung Quốc. Mình phải tự biết mình là ai và đang ở đâu. Lúc này, Việt Nam đang trong một tình thế đầy hiểm nghèo, cả về kinh tế lẫn chủ quyền Biển Đông. Trong một quan hệ bất đối xứng (asymmetric) các nước nhỏ hơn và yếu hơn càng phải thao lược. Nói cách khác, đừng nên quá sợ Trung Quốc, nhưng cũng đừng nên coi thường Đức, là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong số các nước EU (nhất là sau khi Mỹ rút khỏi TPP).  
Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã ứng dụng “Tam chủng Chiến pháp” (Three Warfares doctrine) bao gồm “chiến tranh tâm lý” (psywar), “chiến tranh pháp lý” (lawfare), và chiến tranh truyền thông (media warfare), để đạt được mục tiêu chiến lược. Theo binh pháp Tôn Tử, thượng sách là “thắng mà không cần đánh” (winning without fighting). Trung Quốc quen dọa nạt và bắt nạt (bluffing and bullying) các nước láng giềng tại Biển Đông, cũng như tại Doklam (nơi đang diễn ra xung đột giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Bhutan). (Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017). 

Việt Nam đi về đâu 
  
Trong giai đoạn đổi mới lần thứ nhất (từ 1986), đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính Châu Á (từ 1997), khi kinh tế một số nước bị đình trệ thì Việt Nam nổi lên như “con hổ mới” ở Châu Á. Nhưng đáng tiếc là chưa đầy 10 năm dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016), kinh tế Việt Nam chưa kịp cất cánh thì đã lụn bại. “Con hổ mới” đã biến thành “con mèo hoang”.  Các nhóm lợi ích thân hữu đã lợi dụng thể chế độc quyền độc đảng để lũng đoạn và tham nhũng, biến các tập đoàn kinh tế nhà nước (những “quả đám thép”) thành gánh nặng thua lỗ và nợ nần (như Vinashin). Mô hình kinh tế thị trường “định hướng XHCN” đã đẻ ra một thứ quái thai là “tư bản đỏ”. Các nhóm lợi ích được chính quyền bảo kê đã kết hợp “CNXH thân hữu” (là cái vỏ) với CNTB hoang dã (là cái ruột) trong một cuộc hôn phối vụ lợi. Đoàn tàu cách mạng Việt Nam đã bị chúng bắt cóc và bẻ ghi chạy theo một hướng khác.
Trong khi Trung Quốc cải cách kinh tế thành công và “cất cánh” với mô hình phát triển mang “bản sắc Trung Quốc”, được các học giả phương tây gọi là “nền độc tài bền vững” (resilient authoritarianism), thì Việt Nam thất bại. Nguyên nhân vừa do thể chế bất cập (structural gaps) giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, vừa do điều hành tồi (operational failure) và quản trị kém (poor governance) cộng với tham nhũng tràn lan. Một khi quyền lực và tham nhũng không bị kiểm soát, thì nó sẽ hoành hành như con quái vật Frankenstein bị xổng. Tư duy “kiểu Việt Nam” dựa trên sự ngộ nhận về tính “đặc thù” (exceptionalism) và tư tưởng “giáo điều” (dogmatism), bị các nhóm lợi ích lợi dụng và thao túng để trục lợi. 

Cải cách hành chính bị vô hiệu hóa bởi chống đối ngầm (passive resistance). Luật doanh nghiệp bị gây khó dễ bởi các loại “quy trình” và “giấy phép con” (thậm chí vi hiến) được các bộ ngành và địa phương đặt ra để trục lợi (rents seeking). Mọi việc đều bị chính trị hóa. Thói quen tư duy (mindset) “kiểu Việt Nam”, và cách làm việc “không giống ai” đã bị dập khuôn thành “quy trình” dựa trên danh nghĩa “hệ tư tưởng XHCN” (như bất khả xâm phạm), nên rất khó thay đổi.  Ví dụ cái “loa phường”, ai cũng biết là đã quá lỗi thời, nhưng đến tận bây giờ người ta vẫn chưa từ bỏ. Đó là những sản phẩm ý thức hệ từ thời “chính trị là thống soái”.

Kết quả là tài nguyên thiên nhiên (“rừng vàng biển bạc”) đang cạn kiệt dần. Trong khi dầu khí, than đá, kim loại (và kể cả cát) sắp hết, thì ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhiều nơi tới mức báo động, như bờ biển miền Trung (bị ô nhiễm bởi Formosa), hoặc không khí ô nhiễm tại Hà Nội. Tài chính quốc gia đang cạn kiệt: ngân sách thu không đủ chi, dự trữ quốc gia chỉ đủ trả nợ đến hạn. Chính phủ không biết lấy tiền từ đâu để đầu tư phát triển, trong khi viện trợ phát triển (ODA) đang cạn dần. Nạn tham nhũng tràn lan đã làm tín nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, và lòng tin của người dân cũng đang cạn kiệt. Nhiều người cảm thấy bất an và bất lực đành “bỏ phiếu bằng chân”. Mỗi năm có khoảng một trăm ngàn người bỏ đất nước ra đi. Họ có thể là doanh nhân, trí thức, hay quan chức. Dòng người di cư ngày càng đông đã gây ra nạn chảy máu chất xám và thất thoát tài chính. Cũng như người Trung Quốc, người Việt đang đổ xô di cư sang Mỹ, Canada, Úc, Anh, và các nước phương Tây khác. 

Khủng hoảng kép

Trong tháng 7/2017, có hai sự cố như “khủng hoảng kép” (double crises) vào thời điểm nhạy cảm, đặt Việt Nam vào thế mắc kẹt (catch-22). Thứ nhất là khủng hoảng do khoan dầu tại Biển Đông. Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngừng khoan thăm dò lô 136-03 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc đe dọa tấn công các cứ điểm Trường Sa nếu Việt Nam không chịu dừng. Dù ngừng tạm thời hay lâu dài, Việt Nam khuất phục Trung Quốc về quyền khai thác dầu khí, do không có đồng minh bảo vệ, và không đủ sức mạnh răn đe. Thứ hai là khủng hoảng ngoai giao Viêt-Đức. Việt Nam đã dùng hạ sách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và đưa về nước (theo thông báo của phía Đức) “như một bộ phim hành động thời chiến tranh lạnh”. Đức đã phản ứng mạnh mẽ, lên án Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế một cách “trắng trợn” (blatant) và “chưa từng có” (unprecedented).




Vụ bắt cóc này đang dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức coi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là “không thể chấp nhận được” (unacceptable) và “không thể bỏ qua”. Đức đang đặt mọi phương án trừng phạt Việt Nam lên bàn (và chờ thái độ phản ứng của Việt Nam), đúng lúc Việt Nam cần Đức ủng hộ Hiệp định tự do thương mại (EVFTA), cũng như tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thương mại song phương Viêt-Đức tăng từ $10 tỷ (2006) lên $48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Mỹ bỏ rơi, thì có lẽ EVFTA là cái phao cứu sinh duy nhất đối với Việt Nam. Nhưng, thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước EU phủ quyết EVFTA cho Việt Nam (dự kiến năm 2018).
Hiện nay, Viêt Nam đang bị bao vây bởi quá nhiều vấn đề nan giải (như “thập diện Mai phục”). Nhưng nan giải và bức xúc nhất vẫn là vấn đề nợ công và Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để trả nợ và đối phó với nguy cơ vỡ nợ (nếu mất khả năng thanh toán) hay nguy cơ xung đột Biển Đông do tranh chấp chủ quyền và khai thác dầu khí (không thể nhân nhượng)? Liệu Trung Quốc có dám tấn công Trường Sa (như năm 1988) hay chỉ hù dọa bắt nạt Việt Nam, theo kế “rung cây dọa khỉ” và “bất chiến tự nhiên thành” (trong Binh pháp Tôn Tử)?

Tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-50 (Manila, August 5-8, 2017), mặc dù bị cô lập trong lập trường về Biển Đông, và trước sức ép của Trung Quốc, nhưng đoàn Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh. Cuối cùng hội nghị ASEAN vẫn ra được Thông cáo Chung phản ánh được phần nào quan điểm cứng rắn của Việt Nam về Biển Đông và về quy tắc ứng xử (COC), làm Trung Quốc tức giận, hủy cuộc gặp chính thức giữa hai ngoại trưởng. Tuy nhiên, Thông cáo Chung của ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc (Manila, 7/8/2017) có nội dung và lời lẽ cứng rắn hơn nhiều so với Thông cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN (6/8/2017). Ba ngoại trưởng đã lên án hành vi “bồi đắp đảo và quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp”, và kêu gọi “quy tắc ứng xử Biển Đông phải ràng buộc pháp lý, thực chất và hiệu quả”. (Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin tuy táo tợn nhưng “chuyên nghiệp một cách vụng về” (too good to be true). Thứ nhất, họ tiến hành giữa ban ngày tại công viên có nhiều người qua lại (rất lộ liễu). Thứ hai, họ để lại smart phone tại hiện trường (có chứng cứ). Thứ ba, họ thuê xe có cài đặt thiết bị GPS chống trộm (dễ phát hiện). Thứ tư, họ đưa Trịnh Xuân Thanh vào Đại Sứ Quán Việt Nam (theo thông báo của Đức). Không biết đây là do sơ xuất của những người thực hiện, hay là họ làm theo kịch bản của một đạo diễn “cao tay”, cố ý diễn kịch để khiêu khích chính phủ Đức. Có lẽ đây là một nước cờ “gambit” trong “trò chơi vương quyền” (game of thrones) đầy bí ẩn “kiểu Việt Nam”, trong khi có “đợt sóng ngầm” (theo Lê Hồng Hiệp) đang diễn ra trước Đại hội Đảng Giữa kỳ. Khủng hoảng ngoại giao do sự kiện này gây ra sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ Viêt Nam với Đức (cũng như với EU), làm cho quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam càng thêm khó khăn. Nó vừa phản ánh khủng hoảng chính trị và đấu tranh quyền lực tại Việt Nam đã tới đỉnh điểm, vừa bộc lộ khủng hoảng truyền thông và đấu đá phe phái, với nhiều “tin vịt” (fake news) làm thật giả lẫn lộn.    
  
Giải pháp khả thi

Gốc rễ của vấn nạn tham nhũng là do chế độ độc quyền, độc đảng, bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng để trục lợi. Trong một chế độ không có pháp quyền mà chỉ có đảng trị, thì không thể kiểm soát được quyền lực, vì những người cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật và thao túng mọi quyền lực và nguồn lực xã hội, dẫn đến tha hóa quyền lực, bất công xã hội và mất lòng dân. Nếu bắt và xử được một Trịnh Xuân Thanh thì sẽ có mười Trịnh Xuân Thanh khác, nếu không thay đổi thể chế chính trị. Vì vậy, để thúc đẩy cải cách thể chế (vòng hai), Việt Nam cần tập hợp những “nhân tố thay đổi” (change agents) trong nước và ngoài nước thành một liên minh những người cùng chủ trương cải cách thể chế (a coalition of like-minded institutional reformers). Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa thành lập là một ý tưởng đúng hướng (nếu đó là thực chất), vì một chính phủ “Kiến tạo” (Constructive government).   
Đối với Việt Nam, lúc này có lẽ Nhật là đối tác chiến lược quan trọng nhất làm đối trọng trước sự bành trướng và bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, khi Mỹ không còn đáng tin cậy. Nhật không phải chỉ là một cường quốc kinh tế, mà còn là một cường quốc quân sự, sẵn sàng hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì cân bằng quyền lực tại khu vực này. Lợi ích an ninh của Nhật tại Biển Hoa Đông song trùng với lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông, nên cam kết an ninh của Nhật đối với Việt Nam và khu vực chắc bền vững và đáng tin cậy hơn.



Vì Chính quyền Trump đã quyết định rút khỏi TPP và có thể giảm cam kết an ninh với Châu Á, nên việc các nước khu vực hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn với Nhật càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết để lấp vào chỗ trống đó. Các nước không chỉ cần tăng cường quan hệ song phương mà còn phải lập ra một “Mạng lưới An ninh trên Nguyên tắc” (Principled security network) như Tổng thống Barack Obama đã từng gợi ý, hoặc một “Mạng lưới Liên kết mở” (Mesh Networks) như Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper mới đề cập gần đây (How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017).  

Cơ chế của một mạng lưới an ninh khu vực như vậy phù hợp với mô hình an ninh tập thể và đối tác chiến lược, nhằm đảm bảo sự tồn tại bền vững. Theo Anne-Marie Slaughter, ngay cả khi “một khâu bị đứt thì hệ thống vẫn tồn tại”. Quan hệ an ninh song phương được tăng cường giữa Nhật với Việt Nam cũng như các nước khác (như Mỹ, Ấn, Úc) là nòng cốt để xây dựng một “Đối tác Chiến lược cùng Quan điểm” (Like-Minded Strategic Partnership) bao gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc và Việt Nam (AJIA+V). Một liên minh bền vững như vậy là một đảm bảo thiết yếu cho sự thiếu hụt cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực, cũng như là một răn đe hiệu quả đối với mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận Mỹ sẽ cho tàu sân bay thăm Cam Ranh (năm 2018) qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (7-10/8/2017) tiếp theo chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, (31/5/2017) là một dấu hiệu răn đe, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).  

Việt Nam hoặc bất cứ nước nào khác cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc. Các nước có cùng lợi ích chiến lược tại Biển Đông phải liên kết lại trong một liên minh để răn đe và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Muốn duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không thể trông chờ vào Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận một bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực. Trong mấy năm nữa, ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, khi khu vực còn nghi ngờ vào các cam kết của Mỹ, nếu các nước này không hình thành được một liên minh gồm các nước có chung lợi ích chiến lược như vậy, để đối phó với Trung Quốc, thì sẽ là quá ít và quá muộn (như bài học dưới thời Tổng thống Barack Obama).   

Thay lời kết

Những người cực đoan giống con gà trống. Mỗi lần nó gáy thì thấy mặt trời mọc, nên nó ngộ nhận tưởng là do mình gáy nên mặt trời mọc. Vì vậy, nếu nó chưa gáy mà mặt trời đã mọc thì nó rất tức tối, cho rằng mặt trời sai, chưa gáy đã mọc. Những người cực đoan thường bảo thủ, với tư duy “đặc thù”, nên không chịu lắng nghe. Họ có xu hướng luôn khẳng định mình là đúng, còn những người khác là sai. Vì tư duy cực đoan và giáo điều, họ tin rằng chỉ có họ mới có quyền phán quyết đúng sai. Những ai không giống họ và không theo họ đều bị coi là phản động và thù nghich. Vì họ không chấp nhận đa nguyên, nên khẩu hiệu “thêm bạn bớt thù” là vô nghĩa. Nếu không tỉnh ngộ và thay đổi thì Việt Nam rất khó hội nhập, sẽ cô đơn không có bạn bè mà chỉ có kẻ thù. Ngay bạn bè và đồng minh cũng có thể biến thành kẻ thù. 

Chính quyền Việt Nam tỏ ra quyết liệt chống tham nhũng (tuy nhắm vào những đối thủ chính trị nhất định) nhưng lại không chịu thay đổi thể chế chính trị (là nguyên nhân đẻ ra ra tham nhũng). Trong khi chống tham nhũng, lãnh đạo Việt Nam sợ đánh “vỡ bình” (thể chế) nhưng lại làm chao đảo cái thuyền kinh tế & đối ngoại (là cái phao cứu sinh). Câu chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là một ví dụ, bất chấp luật pháp của Đức và quốc tế, có thể bị Chính phủ Đức trừng phạt, tuy Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Khủng hoảng bất ngờ trong quan hệ Đức-Viêt thật không đúng lúc khi Việt Nam rất cần Đức và EU để ủng hộ EVFTA, và bênh vực Việt Nam đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Trong khi hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đang biến một đối tác tốt thành thù địch. Đây là một nghịch lý chết người, mà chỉ có thể hóa giải được bằng thay đổi thể chế.   

Quyền lực và tham nhũng là hai thứ khó kiểm soát, nếu không quyết thay đổi thể chế bằng cách thay mô hình đảng trị (party rule) bằng mô hình pháp quyền (rule of law). Nếu quyền lực không bị kiểm soát nó sẽ tiếp tục đẻ ra tham nhũng, do quản trị yếu kém và thiếu minh bạch. Đó là nguyên nhân chính làm kinh tế thị trường “định hướng XHCN” bị méo mó, đi trệch đường ray phát triển. Từ mô hình phát triển (growth model) để “hóa rồng/hóa hổ” Việt Nam đã biến thành “con mèo hoang”, với mô hình thất bại (failed state). Đó là bài học đắt giá từ những “diễn biến tiêu cực” trong một thập kỷ qua, làm triệt tiêu thành quả đổi mới của hai thập kỷ trước đó, làm Việt Nam vẫn sa lầy tại ngã ba đường ý thức hệ. 

Tham khảo

1. Le Hong Hiep, “Asia’s Evolving Security Order”, Project syndicate, August 7, 2017

2. Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017

3. Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017

4. Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017 

5. Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016

6. Moises Naim, “the End of Power”, Basic Books, New York, 2013

NQD. 12/8/2017

(Tác giả Nguyễn Quang Dy nguyên là Harvard Nieman Fellow 1993; hiện nay là nhà báo và nghiên cứu độc lập. Bài này viết theo chủ đề “Việt Nam và trật tự thế giới mới” để đóng góp làm tài liệu tham khảo cho Hội thảo Hè 2017, và để đăng trên Viet-studies). 

----- 




BẢN TIẾNG ANH



Vietnam is lonely and lost in an insecure and uncertain world  

By Nguyen Quang Dy

“It is only the wisest and the stupidest that cannot change”. (Confucius, 551-479 BC) 

One may say right away (without any analysis) that Vietnam is lonely and lost in a new world order that is insecure and uncertain at best, of an “unflattened world” (sorry Tom Friedman). Not only Vietnam, other countries (like Venezuela) are also in the same boat. But Vietnam is in a critical mess (because of China) as an exceptional case that needs clarification. Exceptionalism and gradualism, together with extremism and dogmatism, are key blockers to due changes and progress. After years of undertaking renovation and integration (with remarkable achievements) Vietnam is now still falling behind even her neighbors. Given potential natural and human resources, Vietnam is desolate financially and dependent on China. While promoting the slogan of “making friends with all”, Vietnam is still “isolated and lonely” (Bill Hayton), being bullied without an ally to protect it. As Vietnam is falling into the “average income trap”, the country has not undertaken due institutional changes as expected.   

New world order  

The year 2016 was marked by a major historical trend represented by Brexitism in the UK and Trumpism in the US. That was a historical phenomenon and turning point, starting a new era, not only in the UK but also in the rest of Europe, not only in the US but also for the rest of the world. Globalization has been in decline in face of rising nationalism, as its achievements and values being reversed. Free trade has been replaced by isolationism (i.e. America First). The values of liberal democracy is challenged, and human rights downgraded. The world order has been subject to new changes as warned by scholars like Francis Fukuyama in “the End of History” or Moises Naim in “the End of Power”. While there are different interpretations, most people agree that the world order is now insecure and uncertain, even anarchic. (Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016).

While the West (and America) is falling, the East is rising with the impressive rise of China. The European Union has disintegrated under the impact of Brexitism and Trumpism. As the UK has exited the EU, France is getting so nervous and Germany thinking twice about its own security. In the meantime, China has taken the opportunity to challenge the US and the world order championed by the US, with its “China Dream” and the grand game of “One belt, One road”. Now, the Korean peninsula, the East China Sea, and the South China Sea have become hotbeds of conflict (like powder kegs). Confronting the aggressive rise of China and the expected retreat of the US, Japan has been forced to review and amend its Constitution (Article 9) to allow Japan to rearm itself. This is a major change in the geopolitical landscape of East Asia, leading to possible transformation of the strategic balance in this region. 

Under these circumstances, nations are forced to shift their system and policy to adapt to the new international environment and order. But for some people, changing their “exceptionalism” mindset is not so easy. They still behaved like during the Cold War, taking for granted their power and position, without being able to anticipate the consequences. The arrogance and misperception of power at the wrong time and in the wrong place might lead to disaster. The kidnapping of Trinh Xuan Thanh in Berlin is a case in point. 

The US could send SEAL teams to Pakistan to track down and kill Bin Laden (2/5/2011), and China could send “Fox Hunt” agents to the US to hunt down corrupt officials hiding there. But, Vietnam is neither the US nor China. We should be aware of who we are and where we are. Now, Vietnam is in a dangerous position in terms of economy and sovereignty. In asymmetric relationships, smaller and weaker countries should be strategically savvy. In other words, we should not be too afraid of China but not being too careless about Germany, our most important strategic partner in the EU (especially after the US quit TPP). 

According to some researchers, China has adopted the “Three Warfare” doctrine, including psychological, legal and media warfare, to achieve strategic objectives. In Sun Tzu’s Art of War, a mix of psywar and lawfare and media warfare is the ultimate strategy of “winning without fighting”. China has been bluffing and bullying neighbors in the South China Sea as well as in Doklam where China and India (and Bhutan) are locked in a standoff. (Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017).

Vietnam is drifting

During the first experiment of Renovation (after 1986), especially following the Asian Financial Crisis (since 1997), while the economy of many countries was stagnant, Vietnam emerged as the coming “new tiger” of Asia. But unfortunately, within ten years under Prime Minister Nguyen Tan Dung (2006-2016), Vietnam’s economy was not taking off before it crashed. The “new tiger” has turned into a “wild cat”. Interest groups, protected by crony socialism, manipulate the corrupt system of monopoly and turn the state-owned economic groups (the so called “steel fists”) into the burden of huge losses and debts (like Vinashin). The model of market economy with “socialist orientation” have given birth to the new monster of “red capitalists”. These interest groups, protected by the authorities, have mixed up “crony socialism” (as the cover) with “primitive capitalism” (as the core) in a marriage of convenience. They have hijacked the Vietnamese revolution train and geared it toward a new direction.   

While China undertook successful economic reform and took off with the development model marked by “Chinese characteristics”, hailed by western scholars as “resilient authoritarianism”, Vietnam has failed. The reasons could be either “structural gaps” between market economy and socialist orientations, or “operational failure” by poor governance and rampant corruption. Once power and corruption could not be checked and controlled, they would roam around like the broken loose Frankenstein. The “Vietnam way” of thinking based on the misconception of exceptionalism and dogmatism was manipulated by interest groups. 

Public Administrative Reform has been compromised by passive resistance. The practice of the Enterprise Law has been hindered by many incumbent “processes” and “permits” (sometimes unconstitutional), which were resurrected by ministries and local governments for rents seeking. Almost everything was politicized. The mindset of “Vietnam way” (exceptionalism) has been stereotyped and hunkered down under the cover of the resilient “socialist ideology” which is almost impossible to change. One obvious example is the community loud speaker system (known as “Loa Phuong”). Although outdated and unpopular, it is not yet abolished even now. That is the product of ideology from the “politics in command” era.  

As a result, Vietnam’s natural resources (known as “golden forests & silver seas”) are desolate.  As oil and gas, coal and minerals (or even sand) are running out, environmental pollution has increased, in some cases alarming, such as the long coastline in Central Vietnam (polluted by Formosa) or the polluted air in Hanoi. The national budget is in critical deficit: revenues not enough for expenditures, and national reserves only enough to pay due debts. How could the Government raise capital for investment when international development aid (ODA) is running out? Rampant corruption has given Vietnam lower ratings by the international community and unpopularity among the Vietnamese. Many people are so worried and desperate that they “vote by feet”. Every year, over one hundred thousand people leave Vietnam for migration. They might be business people, intellectuals, or government officials. The exodus has caused a serious brain drain and capital flight. Like the Chinese, Vietnamese are leaving en masse for America, Canada, Australia, Britain, and other Western countries. 

Double Crises

In July 2017, two incidents took place like “double crises” at a critical time, pushing Vietnam into a “catch-22”.  First is the oil-drilling crisis in the South China Sea. Vietnam asked Repsol to suspend drilling for oil & gas in block 136-03 (in Vietnam’s special economic zone) in face of China’s threat to use force to attack Vietnam’s installations in the Spratlys if Vietnam did not stop. Whether it was temporal or permanent, Vietnam has given up its sovereignty and oil exploration rights, without an alliance to defend it, and without a strong deterrence to China. Second is the German-Vietnamese diplomatic crisis. Vietnam has resorted to the kidnapping of Trinh Xuan Thanh in Berlin to bring him home (in German view) “like a Cold War era’s thriller movie”). The German government reacted strongly, condemning Vietnam for its “blatant and unprecedented violation of German and international laws”.
This abduction is expected to lead to serious consequences beyond anticipation, since both sides have been locked in a “catch-22” situation.  The German Government considers Trinh Xuan Thanh abduction “unacceptable” and cannot be overlooked. Germany has placed on the table every possible retaliation options (depending on Vietnam’s attitude) when Vietnam badly needs German critical support for a free trade agreement (EVFTA) and the South China Sea disputes. Germany is Vietnam’s most important strategic partner in the EU. For Vietnam, the EU is the second largest trading partner after China and the second largest export market after the US. Bilateral treading volume between the EU and Vietnam increased from $10 billion (in 2006) to $48 billion (in 2016). After the US has quit TPP, perhaps EVFTA has become the only lifeline available for Vietnam. Yet, Prime Minister Angela Merkel may put pressure on EU member countries to disapprove EVFTA for Vietnam (expected in 2018).   

Now, Vietnam is surrounded by many difficult problems (like “ambushed in ten directions”). But the most difficult and unsettling problem is the public debt or the South China Sea. Nobody knows how Vietnam can pay the debt and deal with possible bankruptcy (caused by insolvency) and possible conflict in the South China Sea (by territorial and oil development disputes that cannot be compromised). Would China dare to attack Vietnam’s installations in the Spratly (as in 1988) or only to bluff and bully Vietnam, like the trick of “killing the chickens to scare the monkeys” and “winning without fighting” (Sun Tzu’s Art of War)?

At the foreign ministerial meeting of ASEAN-50 (Manila, August 5-8, 2017), the Vietnamese delegation, being lonely in its tougher stance on the South China Sea and coming under strong pressures by China, patiently pressed on. Eventually the ASEAN meeting managed to issue a Joint Statement mildly rebuking China in the South China Sea and a draft Code of Conduct (COC). China was angry, canceling the official meeting of the two foreign ministers. However, the Joint Statement by the foreign ministers of the US, Japan and Australia (Manila, August 7, 2017) offers much stronger wording than the Joint Statement by ASEAN foreign ministers (August 6, 2017). The three foreign ministers condemned the act of “reclaiming and militarizing the disputed features” and called on the “Code of Conduct on the South China Sea to be legally binding, substantial and effective”. (Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017).

The unexpected abduction of Trịnh Xuan Thanh in Berlin is “professional yet so clumsy” (too good to be true). First, they did it in broad day light in a public park (too much exposure). Second, they left a smart phone on the spot (as evidence). Third, they rented a limousine with an anti-theft GPS device (so easy to detect). Fourth, they took him to the Vietnamese Embassy (as reported by a German government agency). Was it a clumsy performance by Vietnamese enforcers or an intentional game plan well-scripted and well staged to provoke a German retaliation. Perhaps, this is a “gambit” in a bizarre Vietnamese “game of thrones”, as part of an   “undercurrent” (Le Hong Hiep) going on before the mid-term Party Congress. Anyway, this diplomatic crisis, as a result of the bizarre kidnapping, is expected to exert negative impact on Vietnam’s relations with Germany and the EU, making Vietnam’s process of international integration and cooperation even more difficult. While this reflects the on-going political crisis and power struggle in Vietnam now reaching a climax, it reveals the communication crisis and factional fight, with more “fake news” and confusing speculations.     
  
Possible solutions 

The root of the corruption problem is the single-party dictatorship which has been exploited and manipulated by crony interest groups for their own benefits. Under a regime without the rule of law, and with the single party rule, power cannot be controlled, as the authorities would assume themselves above the law of the land and would manipulate all powers and resources available in the society, leading to corruption of power, injustice and unpopularity. As Trinh Xuan Thanh has been captured for prosecution, there might be ten more Trinh Xuan Thanh, if the political system is not changed. To expedite the institutional reform (second time), change agents both inside and outside the country, should be mobilized in a coalition of “like-minded institutional reformers”. The newly established economic advisory group of the Prime Minister is the right idea (if it is substantial) for a “constructive” government.
    
For Vietnam, now Japan is perhaps the most important strategic partner to counterbalance China’s maritime expansionism in the South China Sea when the US’s reliability is in doubt. Japan is not only an economic but also a militarily power willing to support Southeast Asian nations to maintain the regional balance of power. Japan’s security interests in the East China Sea coincide with its strategic interests in the South China Sea, making Japan’s commitments toward Vietnam and the region more reliable and sustainable.

As the Trump’s administration has withdrawn from the TPP and might reduce its military engagement with Asia, the need for stronger strategic cooperation with Japan becomes even more acute to fill the gap. This goes beyond bilateral relationships, to include the creation of a regional “security network” envisioned by President Obama earlier, or the “Mesh Network” discussed by Anne-Marie Slaughter and Mira Rapp-Hooper recently (How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017).  

The framework of such a regional security arrangement should be in line with the concept of collective security and strategic partnership which would be resilient. According to Anne-Marie Slaughter, if “one link breaks, the structure survives”. Japan’s enhanced bilateral security ties with Vietnam and like-minded countries (such as America, India, Australia) are the cornerstone and supposed to lead to the emergence of a “Like-Minded Strategic Partnership” (LMSP)  including America-Japan-India-Australia plus Vietnam (AJIA+V). Such a regional network serves as a vital hedge against declining US commitment to the region, and a credible deterrence against the China threat in the South China Sea. In that connection, the agreement for the US to send an aircraft carrier to Cam Ranh for a visit (in 2018) during the visit of Defense Minister Ngo Xuan Lich (August 7-10, 2017) following the visit of Prime Minister Nguyen Xuan Phuc (May 31, 2017), is a sign of deterrence and a game changer. 

Neither Vietnam nor any other country can work alone in dealing with China. Nations sharing the same strategic interests should work together in a coalition to deter and restrain expansionist China. To maintain peace and stability in the South China Sea, China and ASEAN cannot be expected to reach an effective agreement on the Code of Conduct (COC). In the next few years, at least until the end of the Trump Administration, when US commitment is in doubt, if these countries fail to form such coalition of shared interests to deal with China, it would be too little too late (as indicated by the lesson of the Obama Administration).   

End notes  

Extremists are like the rooster. Every time it crows, it sees the Sun rises and takes it for granted that it’s crowing makes the Sun rise. So if the Sun rises before it crows, the rooster will be upset believing the Sun has done something wrong and should have waited. Extremists are often conservative, with an “exceptionalism” mindset, failing to listen. That is why they always believe they are right, while others are wrong. In their authoritarian mindset and paradigm, they thought they are the only ones who could decide right or wrong. Anyone who is not like them or does not follow them is considered reactionary and hostile. As they do not accept pluralism, the slogan of “making more friends and less enemies” is meaningless. If they do not wake up and change they cannot integrate, but end up being lonely without friends and only enemies. Even people who were their friends and allies might become enemies.   
   
Vietnamese leaders seem determined to fight corruption (though focusing on certain political foes), but they are not so keen to change the political system (which breeds corruption). While fighting corruption, they are reluctant to break the political mold, yet they are ready to rock the economic and diplomatic boat (as its life jacket). The saga of Trinh Xuan Thanh’s abduction in Berlin is in serious violation of international and German laws at the risk of strong retaliation by Germany (Vietnam’s most important strategic partner in the EU). The unexpected crisis of German-Vietnamese relations came at a wrong time when Vietnam badly needs German and EU support for FTA status, and its disputes with China in the South China Sea. While promoting the slogan of “making friends with all” Vietnam is turning a good partner into a hostile country. This is a deadly paradox that would require a system change.  
Power and corruption are very difficult to check and control, if institutional change is not undertaken resolutely to replace the party rule by the rule of law. If power is not checked and controlled, it will breed corruption, given lack of governance and transparency. Those are the key reasons making the market economy “with socialist orientation” twisted and moving off-track. From the growth model to groom “a new tiger”, Vietnam has turned out to be a “wild cat”, and a “failed state”. That’s is an expensive lesson from the “negative evolution” during the last decade, compromising the achievements of two decades of development earlier,  keeping Vietnam bogged down at the same ideological crossroads.   
     
References

1. Le Hong Hiep, “Asia’s Evolving Security Order”, Project syndicate, August 7, 2017

2. Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017

3. Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017

4. Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017 

5. Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016

6. Moises Naim, “the End of Power”, Basic Books, New York, 2013
NQD. August 12, 2017

(Nguyen Quang Dy is a Harvard Nieman Fellow 1993, and now an independent journalist & researcher.  This is written on the topic of “Vietnam and the new world order”, as contribution to the Summer Seminar 2017 for reference, and for publication on Viet-studies).


  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...